MÔN MẠNG MÁY TÍNH
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT

Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT

Post  nguyenvanlam87 Thu Apr 10, 2008 8:33 pm

Interfrace technologies
Kỹ thuất hồng ngoại
Mọi người hẳn đều quen thuộc với kỹ thuật hồng ngoại trong các thiết bị điều khiển từ xa, việc sử dụng hồng ngoại trong truyền thông máy tính cũng đem lại một lợi ích đáng kể cho công nghệ các thiết bị xách tay. IrDA (Infrared Data Association) đã đưa ra các tiêu chuẩn hồng ngoại tốc độ cao với 4Mbits/sec. Các thiết bị được lợi nhờ tiêu chuẩn IrDa bao gồm PC, PC adapter, máy in, máy tính xách tay, PDA và các thiết bị truy cập LAN.
Hồng ngoại mang lại rất nhiều thuận lợi. Nó cung cấp các tiện nghi không dây kỳ diệu cho người dùng thiết bị xách tay, rẻ mà đáng tin cậy. Hầu hết các nhà bán thiết bị di động đều hiện thực tiêu chuẩn IrDA, vì vậy nhiều thiết bị có thể điều khiển lẫn nhau. Ngoài ra, có rất ít các hạn chế có tính quốc tế, do đó các nhà cung cấp có thể bán các sản phẩm cho phép IrDA đi khắp thế giới.
Các kết nối hồng ngoại có thể được dùng để gửi các tài liệu từ máy tính xách tay đến máy in, để truyền dữ liệu giữa các máy tính xách tay với nhau, để trao đổi thông tin giữa máy tính và điện thọai và fax, để kết nối ATM với các máy công cộng khác, và để kết nối các thiết bị giải trí gia đình với hệ thống điều khiển.
IrDA đã tạo ra các tiêu chuẩn kết nối dữ liệu SIR (serial infrared) IrDA, IrLAP (Link Access Protocol) và IrLMP (Link Management Protocol). Vào tháng 10 năm 1995, nó đã mở rộng tốc độ truyền dữ liệu của SIR lên đến 4 Mbit/sec với một tiêu chuẩn có tên là Fast IR. Bạn có thể thăm Web site của IrDA ở địa chỉ http://www.irda.org. Xem phần “IrDA (Infrared Data Association)” để có mô tả ngắn gọn của IrDA.
Mạng hồng ngoại
Infrared LANs là mạng không dây. Một tín hiệu hồng ngoại, tương tự như tín hiệu điều khiển từ xa của tivi, làm môi trường chuyển tín hiệu giữa hai trạm. Các trạm làm việc cần phải trong tầm nhìn của bộ phát hồng ngoại, cũng cho phép xê dịch chút ít (nhưng hạn chế). Một số LAN hồng ngoại có thể hoạt động nhờ các tín hiệu dội lại từ các bức tường. Tuy nhiên, chúng có khoảng cách giới hạn.
Từ mục liên quan
IrDA (Infrared Data Association); Mobile Computing; và Wireless Communications
nguyenvanlam87
nguyenvanlam87

Posts : 8
Join date : 2008-04-09
Age : 37

Back to top Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty OSI (Open Systems Interconnection) Model

Post  nguyenvanlam87 Thu Apr 10, 2008 8:37 pm

OSI (Open Systems Interconnection) Model
Mô hình OSI (Liên kết các hệ thống mở)
Tổ chức ISO (International Organization for Standardization: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn toàn cầu chuyên môn đề ra các tiêu chuẩn quốc tế. Vào đầu thập niên 80, nó bắt đầu làm việc trên một tập hợp các giao thức phục vụ cho các môi trường mạng mở, cho phép các nhà kinh doanh hệ thống truyền thông bằng máy tính liên lạc với nhau thông qua các giao thức truyền thông đã được chấp nhận trên bình diện quốc tế. Cuối cùng tổ chức nầy phát triển ra mô hình tham khảo OSI.
Mô hình OSI định nghĩa kiến trúc nhiều lớp, được hình dung như trong hình O-3. Các giao thức được định nghĩa trong mỗi tầngcó trách nhiệm về các vấn đề sau:
Truyền thông với các tầnggiao thức ngang hàng đang hoạt động trên máy đối tác.
Cung cấp các dịch vụ cho các tầng trên nó (ngoại trừ mức cao nhất là tầng ứng dụng).
Peer-layer communication (truyền thông giữa các tầng ngang hàng) cung cấp phương pháp để mỗi tầng trao đổi các thông điệp hay dữ liệu khác. Ví dụ, transport protocol (giao thức chuyển tải) có thể gửi một thông báo “pause transmission” (ngưng truyền tải) đến giao thức ngang cấp với nó tại máy gởi (máy đang gửi tin đến). Rõ ràng là mỗi tầng không có một dây dẫn vật lý giữa nó và tầng cùng cấp trong hệ thống đối diện. Để gửi một thông điệp, transport protocol phải đặt thông điệp nầy trong một gói tin rồi chuyển nó qua tầng bên dưới. Như vậy, các tầng thấp phục vụ tầng cao hơn bằng cách nhận lấy các thông điệp của chúng và chuyển các thông điệp trong khối giao thức xuống tầng thấp nhất, ở đây các thông điệp được truyền tải qua các kết nối vật lý. Quá trình nầy được mô tả chi tiết hơn dưới đề mục “Protocol Concepts”.

Hình O-3 Mô hình tham khảo OSI
Chú ý rằng OSI chỉ là mô hình tham khảo, nghĩa là nó đưa ra các mô tả tổng quát của các dịch vụ phải được cung cấp tại mỗi tầng, nhưng nó không định nghĩa bất cứ tiêu chuẩn giao thức nào. Mặc dù ISO đã đưa ra một tập hợp các giao thức theo mô hình, tuy nhiên chúng vẫn chưa phải là định nghĩa. Thêm nữa, OSI là mẫu tham khảo nên nó thường được sử dụng để mô tả các loại giao thức khác như TCP/IP. Ví dụ, IP (Internet Protocol) được gọi là tầng giao thức mạng bởi vì nó hoàn thành các nhiệm vụ được định nghĩa trong tầng mạng của mô hình OSI.
Cũng chú ý rằng trong khi mô hình OSI thường được sử dụng để tham khảo, các giao thức mà OSI tạo ra vẫn chưa trở thành phổ biến cho liên mạng, trước nhất bởi vì tính phổ biến của bộ giao thức TCP/IP. Cho đến bây giờ, mô hình OSI vẫn được mô tả ở đây bởi vì nó định nghĩa được cách các giao thức truyền thông hoạt động như thế nào một cách tổng quát.
Mỗi tầng của mô hình OSI được mô tả ở đây về những gì nó định nghĩa. Nhớ rằng ISO đã định nghĩa các giao thức của riêng nó, nhưng những thứ nầy không được sử dụng rộng rãi trong công nghệ máy tính. Những giao thức phổ biến hơn TCP/IP và IPX được đề cập với mối liên quan đến tầng mà chúng thuộc về. Dưới đây, để cho rõ ràng, tầng thấp nhất, tầng vật lý (physical layer) được đề cập trước.
TẦNG VẬT LÝ (Physical Layer) Physical layer định nghĩa các đặc tính vật lý của giao diện, như các thiết bị kết nối, những vấn đề liên quan đến điện như điện áp đại diện là các số nhị phân, các khía cạnh chức năng như cài đặt, bảo trì và tháo dỡ các nối kết vật lý. Các giao diện của tầng vật lý gồm EIA RS-232 và RS-499, kế thừa của RS-232. RS-449 cho phép khoảng cách cáp nối dài hơn. Hệ thống LAN (Local Network Area: mạng cục bộ) phổ biến là Ethernet, Token Ring, và FDDI (Fiber Distributed Data Interface).
TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU (Data Link Layer) định nghĩa các nguyên tắc cho việc gửi và nhận thông tin băng qua các nối kết vật lý giữa 2 hệ thống. Mục đích chính của nó là phân chia dữ liệu gửi tới bởi các tầng mạng cao hơn thành từng frame (khung thông tin) và gửi các khung đó băng qua các nối kết vật lý. Dữ liệu được chia khung để truyền đi mỗi lần 1 khung. Tầng liên kết dữ liệu tại hệ thống nhận có thể báo cho biết đã nhận được một khung trước khi hệ thống gửi đến một khung khác. Chú ý rằng tầng liên kết dữ liệu là một liên kết từ điểm nầy đến điểm kia giữa hai thực thể. Tầng kế tiếp, tầng mạng - quản lý các liên kết điểm-điểm trong trường hợp các khung được truyền qua nhiều nối kết để đến đích. Trong phạm vi truyền thông mạng máy tính như của Ethernet, tầng thứ cấp MAC (medium access control: điều khiển truy cập môi trường) được bổ sung cho phép thiết bị chia sẻ và cùng sử dụng môi trường truyền thông.
TẦNG MẠNG (Network Layer) Trong khi tầng liên kết dữ liệu được sử dụng để điều khiển các liên lạc giữa hai thiết bị đang trực tiếp nối với nhau, thì tầng mạng cung cấp các dịch vụ liên mạng. Những dịch vụ nầy bảo đảm gói tin sẽ đến đích của nó khi băng qua các liên kết điểm-điểm, ví dụ như có một tập hợp các liên mạng nối kết với nhau bằng các bộ định tuyến. Tầng mạng quản lý các nối kết đa dữ liệu một cách cơ bản. Trên một mạng LAN chung, các gói tin đã được đánh địa chỉ đến các thiết bị trên cùng mạng LAN được gửi đi bằng giao thức data link protocol (giao thức liên kết dữ liệu), nhưng nếu một gói tin ghi địa chỉ đến một thiết bị trên mạng LAN khác thì network protocol (giao thức mạng) được sử dụng. Trong bộ TCP/IP protocol, IP là network layer internetworking protocol (giao thức tầng network trên liên mạng). Còn trong bộ IPX/SPX, IPX là network layer protocol. Xin xem thêm “Internetworking”, “IP (Internet Protocol)” và “Network Layer protocols”.
nguyenvanlam87
nguyenvanlam87

Posts : 8
Join date : 2008-04-09
Age : 37

Back to top Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty Microwave Communications

Post  nguyenvanlam87 Thu Apr 10, 2008 8:40 pm

Twisted Evil Microwave Communications
Truyền thông bằng sóng Vi Ba
Sóng vi ba có dải tần cao hơn 1000 MHz. Trong lò vi ba có một ống điện tử tạo ra sóng 2,45 GHz để làm nóng vỉ lò. Hệ thống truyền thông bằng vi ba có thể truyền dữ liệu qua không khí và những nơi quang đãng, và nó là phương pháp truyền đuờng dài được dùng nhiều nhất ở Mỹ. Tần số truyền từ 2 - 25 GHz, có băng thông lớn khi dùng trong truyền đường ngắn của những mạng cá nhân.
Truyền thông vi ba hữu dụng khi không thể dùng cáp và khi giữa hai điểm truyền là một đường thẳng ví dụ như:
Vệ tinh đến mặt đất
Giữa hai tòa nhà trong thành phố
Qua những vùng rộng lớn không thể đặt cáp như sa mạc, hồ lớn, đầm lầy.
Một hệ thống truyền thông vi ba bao gồm hai anten trực diện với chùm năng lượng vi ba được bố trí theo cấu hình điểm-điểm.

Thông thường, những anten cần phải hướng về nhau nhưng sự bố trí thẳng tuyệt đối chỉ cần thiết khi tăng tần số và chùm tia rất tập trung. Mặt cong của trái đất hạn chế khoảng cách giữa hai anten, do đó anten càng đặt trên cao thì khoảng cách tối đa giữa chúng càng lớn. Một anten đặt trên một tháp nhà cao 300 bộ thì chỉ có thể truyền cho anten cách xa nó 50 dặm. Dĩ nhiên, đó là trong trường hợp các chướng ngại vật như các tòa nhà, núi không tồn tại giữa hai anten nầy. Bộ thu và phát sóng được đặt ờ từng tòa nhà để gởi và nhận tín hiệu.
Không giống như phát sóng radio gởi tín hiệu đi mọi hướng, anten sóng vi ba là hệ thống kết nối điểm tới điểm. Những trạm tiếp sóng được trang bị những thiết bị khuếch đại sóng để có thể truyền đi xa hơn. Trạm tiếp sóng gồm có hai anten, mỗi cái huớng theo một hướng khác nhau.
Cần phải có băng thông cao để có thể chịu được các loại thời tiết như mưa, sương mù bởi vì sóng ngắn rất dễ bị nước hấp thu. Nhiều nhà cung cấp đưa ra những sản phẩm ứng dụng cho vi ba có phạm vi dải tần cao trong truyền/nhận ở khoảng cách ngắn. Kỹ thuật phát triển giúp làm giảm ảnh hưởng của thời tiết.
Sóng vi ba là một chọn lựa thay thế cho hệ thống cáp kim loại và cáp quang. Lắp đặt một hệ thống nhỏ thì khá đơn giản. Ví dụ, bạn cần thiết lập một liên kết sóng vi ba giữa hai tòa nhà bằng cách cắm anten ở cửa sổ mỗi tòa nhà và phải hướng vào nhau. Hệ thống như vậy sẽ khá tiết kiệm vì không phải trả chi phí. Ở các khu đại học, hệ thống vi ba thực tế hơn nhiều so với những đường cáp chôn ngầm.
Đối tượng sử dụng sóng vi ba có thể là một công ty có các văn phòng cách xa nhau hơn 5 dặm trong thành phố. Các trường đại học cũng là những khách hàng thường xuyên cũng, như bệnh viện và chính quyền quận, thành phố. Nhà cung cấp dịch vụ CATV dùng hệ thống vi ba để kết nối mạng của họ. Các công ty điện thoại dùng hệ thống vi ba cùng với cáp quang để thay thế cho hệ thống tín hiệu tương tự đã lỗi thời. Hệ thống vi ba cũng được dùng như những đường truyền dự phòng để đảm bảo phục vụ liên tục trong trường hợp hệ thống truyền khác bị hư.
Andrew Corporation (708) 349-3300 có catalog về các sản phẩm vi ba.
thông tin trên Internet
The U.S. Department of Commerce http://www.it.doc.gov/industry/tai/telecom/microwve.txt
Microwave Journal http://www.mwjournal.com
RF Globalnet education and http://www.rfmicrowave.com
nguyenvanlam87
nguyenvanlam87

Posts : 8
Join date : 2008-04-09
Age : 37

Back to top Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty DNS (Domain Name Symtem) co y nghia nhu the nao ?

Post  nguyenvanlam87 Thu Apr 10, 2008 8:46 pm

DNS (Domain Name Symtem) chính là
Hệ thống tên Miền Shocked ngạc nhiên chưa các bạn có biết
Trên Internet, các mạng nối với bộ định tuyến được tổ chức theo phân cấp như trên hình D-27. Một gói có thể được gởi đến bộ định tuyến ở mức cao nhất trong trình tự nầy để tìm đường dẫn đến đích. Mọi bộ định tuyến trên đường đi có hiểu biết về mạng được nối với nó và nếu có gói dữ liệu không gởi được trên đường dẫn, bộ định tuyến chỉ cần gởi trả lên mức cao hơn trong phân cấp nầy.

Hình D-27 Cấu trúc định tuyến phân cấp trên Internet
Liên quan chặt chẽ đến trình tự phân cấp nầy là DNS (Domain Name System), liên kết các tên với địa chỉ IP. Khi cần truy cập đến một web site trên Internet, bạn có thể gõ địa chỉ IP của site nầy hoặc gõ tên DNS. Vì các địa chỉ IP rất khó nhớ, DNS là một dịch vụ đáng giá. Nó giúp mọi người dùng tên để truy cập Internet.
Máy chủ DNS được đặt trên Internet để chuyển tên miền sang địa chỉ IP. Nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể thực hiện điều nầy hoặc kết nối với máy chủ DNS để làm chuyện nầy. Khi bạn nhập tên miền trong web browser, yêu cầu nầy được gởi đến máy chủ DNS sơ cấp định nghĩa trong cấu hình của web browser. Máy chủ DNS chuyển tên nầy sang địa chỉ IP và trả địa chỉ nầy cho hệ thống. Từ đó, địa chỉ IP được dùng trong tất cả liên lạc tiếp theo.
Hệ tên là phân cấp, xem hình D-28. Cây có mức cao nhất là gốc và các nhánh gọi là miền (domain) từ gốc đi ra. Trên hình nầy không hiển thị tất cả các miền, kể các các miền quốc gia. Các miền cao nhất được liệt kê dưới đây. Nhà cung cấp dịch vụ Internet địa phương có thể là một bộ phận của miền .net, còn một công ty có thể là một bộ phận của miền .com.

Hình D-28 Cách đặt tên phân cấp của DNS
COM commercial
EDU education
GOV government
ORG organization
NET networks
INT International treaty organizations
MIL US military organizations
Vào tháng 2/1977, IAHC (International Ad Hoc Committee) công bố các miền mới gTLD (generic top-level domains) ngoài các miền hiện nay (.com,.net,.org, …). Các miền mới là .firm (business hoặc firm), .store (cửa hàng), .arts (văn hóa và giải trí), .rec (nghỉ ngơi, tiêu khiển), .info (dịch vụ thông tin) và .nom (dành cho cá nhân).
Thông tin về địa chỉ DNS được lưu tại nhiều vị trí trên Internet, không chỉ ở trung tâm. Những nơi nầy “phản ánh lẫn nhau” để người dùng có thể nhận thông tin từ máy chủ DNS gần nhất.
InterNIC (Internet Network Information Center) gán tất cả các tên miền và bảo đảm không có tên nào trùng nhau. Web site của trung tâm nầy là http://www.internic.net. InterNIC gồm các công ty sau đây, mỗi công ty có vai trò riêng:
AT&T Chịu trách nhiệm về InterNIC Directory và Database Services
General Atomics Quản lý các dịch vụ thông tin
NSI (Network Solutions, Inc.) Nhà tích hợp mạng, quản lý dịch vụ Registration (đăng ký)
Khi một tổ chức đăng ký tên miền (domain name), họ chọn một trong các tên liệt kê ở trên. Nếu muốn liên lạc với người nào đó trong một miền bằng thư điện tử, chỉ cần nối tên người ấy với tên miền, cách nhau bởi dấu @. Ví dụ, để liên lạc với tổng thống Hoa Kỳ, bạn dùng địa chỉ sau:
president@whitehouse.gov
Cách duy nhất có thể đăng ký tên miền là đăng ký với NSI. Bạn cũng có thể thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhưng họ thường tính phí đăng ký với InterNIC. Khi đăng ký tên mới, các nhà điều hành các máy chủ DNS khắp thế giới phải bổ sung tên nầy và tạo các tham chiếu đến chúng. Trong những năm gần đây, công việc nầy càng trở nên phức tạp. Đăng ký tên miền là dịch vụ nóng hổi hiện nay, nhiều công ty và tổ chức đăng ký tên miền để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của họ. Ví dụ, hãng Procter & Gamble đã đăng ký một nhóm các tên miền, gồm badbreath.com, dandruff.com và underarms.com.
Việc đăng ký được thực hiện trên cơ sở đến trước, phục vụ trước, nhưng nếu tên vi phạm thương hiệu đã đăng ký thì NSI sẽ hủy bỏ tên nầy. NSI đã đưa ra nhiều yêu cầu để tăng số tên miền. Một số tên đề nghị là .mall (online shopping), .ask (assistance & information), .med (medical), .inc, và .media.

THÔNG TIN TRÊN INTERNET
IETF Domain Name Systems Security Working group http://www.ietf.org/html.chrters/dnssec-charter.htmlInternet Domain name system site http://www.itu.ch/intreg/dns.html
DNS information http://www.is.co.ca/andras/computer/dnsrd
DNS-related Internet draft proposals http://www.dns.net/dnsrd/docs/id.html
nguyenvanlam87
nguyenvanlam87

Posts : 8
Join date : 2008-04-09
Age : 37

Back to top Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty PVC, SVC và MVC

Post  nguyenvanlam87 Wed May 28, 2008 10:44 am

Permanent Virtual Cuicuit đây chính là Kênh ảo cố định :
Mỗi thiết bị đầu cuối trên mạng diện rộng WAN phải có một địa chỉ gọi là DNA (Data Network Address) để các thiết bị đầu cuối khác có thể gọi được. Đối với mỗi DNA, ta có thể tạo nhiều kênh ảo bằng cách sử dụng các DLCI. Với mỗi cặp DNA, ta có thể tạo một số kênh ảo cố định kết nối chúng và khi có các cuộc trao đổi tin giữa chúng mạng không cần phải xử lư các gói tin thiết lập cuộc gọi.
Switched Virtual Curcuit đây chính là Kênh ảo chuyển mạch:
Ngoài kênh ảo cố định, mạng Frame-Relay c̣n có khả nǎng cung cấp kênh ảo chuyển mạch SVC. ư nghĩa của nó là khi bắt đầu có nhu cầu kết nối giữa hai thiết bị đầu cuối, thiết bị gọi sẽ gửi yêu cầu tới mạng bằng một gói tin SETUP, mạng nhận gói tin này xem xét các tham số, nếu là hợp lệ th́ gói tin sẽ được chuyển đến đầu cuối bị gọi. Nếu cuộc gọi được chấp nhận, đầu cuối bị gọi sẽ chuyển gói tin CONNECT tới mạng để chuyển tới đầu cuối gọi. Đầu cuối gọi sau khi nhận được gói tin đó sẽ gửi gói tin CONNECT ACKNOWLEDGE tới mạng để xác nhận và mạng cũng gửi gói tin này tới đầu cuối bị gọi. Khi đó kết thúc giai đoạn thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối chuyển sang giai đoạn trao đổi tin cho nhau.
Multicast Virtual Circuit c̣n cái này là Kênh ảo nối đa điểm:
Mạng Frame-Relay có thể cung cấp khả nǎng phát hoặc nhận số liệu giữa một đầu cuối với nhiều đầu cuối khác nhờ kỹ thuật MVC. Hiện nay kỹ thuật này mới được áp dụng với loại kênh PVC c̣n với SVC vẫn đang c̣n trong giai đoạn nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ này, trong mạng Frame-Relay có khả nǎng thiết lập chức nǎng tạo kênh đa điểm MS (Multicast Server), qua đó tạo cho đầu cuối gốc mă nhận dạng đa điểm MDLCI để đầu cuối này làm việc một số các đầu cuối khác có DLCI b́nh thường.
nguyenvanlam87
nguyenvanlam87

Posts : 8
Join date : 2008-04-09
Age : 37

Back to top Go down

CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT Empty Re: CAC KHAI NIEM VA TU TIENG ANH VIET TAT

Post  Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum